CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN YDCT TÂY NINH
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN
YDCT TÂY NINH
Tai biến mạch máu não là căn bệnh có thể để lại
nhiều di chứng như: liệt nửa người, rối loạn tâm thần, thất ngôn… Nguy hiểm
nhất chính là có thể gây tử vong cho người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần được
chăm sóc và điều trị với chế độ phù hợp để giảm bớt các di chứng sau tai biến
mạch máu não cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Sau
đây là các bước chăm sóc người bệnh tai biến mạch màu não.
1. Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu
não về tâm lý:
Người bệnh sau khi bị
tai biến mạch máu não (đột quỵ) sẽ phải đối mặt với các trường hợp như rối
loạn ngôn ngữ, liệt vận động… Điều này khiến họ thường bị mệt mỏi
buồn chán và lo âu, nhiều người phải phụ thuộc hoàn toàn các sinh hoạt hàng
ngày vào người chăm sóc bên cạnh sau đó nảy sinh tâm lý mặc cảm cho rằng bản
thân mình vô dụng.
Do đó việc động viên và
hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc bản thân để giúp họ lạc quan vui vẻ hơn là rất
cần thiết. Cho dù chỉ là một vài hoạt động nhỏ trong việc tự ăn uống hay vệ
sinh cũng giúp người bệnh cảm thấy bớt mặc cảm bớt phụ thuộc hơn.
2. Chăm
sóc người bệnh tai biến mạch máu não trong các
sinh hoạt, tập luyện hàng ngày.
Đối với bệnh nhân chưa thể tự vận động
được, người thân nên giúp họ thay đổi tư thế thường xuyên sau mỗi 3 giờ
một lần để tránh tình trạng lở loét. Nên cho bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa
ngồi khi ăn uống. Kê thêm một chiếc gối ở lưng cho người bệnh.
Đối với bệnh nhân đi lại được.
3. Chế độ nghỉ ngơi của người
bệnh sau tai biến mạch máu não.
Bệnh nhân sau khi bị tai
biến mạch máu não không nên làm việc nặng, chỉ sinh hoạt trong gia đình và
không nên đi xa. Nếu cần thiết phải di chuyển thì nên đi lại có sự giúp đỡ của
người khoẻ mạnh.
- Có
thể tập làm các việc nhẹ nhàng, không nằm quá nhiều, buổi trưa ngủ không
quá 60 phút.
- Thời
gian ngủ là 10h tối tới 6h sáng hôm sau.
- Khi
thức dậy không nên lật hết chăn ngay mà từ từ ngồi dậy để cơ thể thích
nghi với nhiệt độ bên ngoài.
- Buổi
sáng nên vận động nhẹ nhàng khoảng 15 – 20 phút vào buổi sáng ở môi trường
khuất gió.
- Giúp
người bệnh duy trì trạng thái tâm lý lạc quan, vui vẻ để giúp họ nhanh
phục hồi hơn sau khi bị đột quỵ.
4. Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não với
chế độ ăn uống hợp lý.
Chăm sóc người bệnh sau khi bị đột quỵ không chỉ cần lưu ý tới
chế độ sinh hoạt hàng ngày mà chế độ ăn uống và dinh dưỡng của họ cũng rất quan
trọng. Theo đó, những món ăn lành mạnh cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa
protein, chất béo và carbohydrate, vitamin nên được ưu tiên như:
- Các
loại cá: giúp bổ sung cholesterol tốt và làm giảm lượng cholesterol xấu,
ngăn ngừa hình thành những mảng xơ vữa thành mạch.
- Các
loại rau củ quả tươi để ăn hoặc chế biến.
- Hạn
chế muối: nếu cơ thể nạp quá nhiều muối sẽ gây tăng huyết áp, nguy cơ bị
đột quỵ.
- Tránh
những món ăn làm từ các chất bột đường, trứng, đồ chiên xào, mỡ động vật,
nội tạng động vật.
- Nên
ưu tiên ăn lạc, vừng đối với bệnh nhân cao huyết áp.
- Nên
chế biến thức ăn thành dạng mềm, dễ tiêu như: cháo, súp, sữa, nước hoa quả
tươi để người bệnh ăn uống dễ dàng hơn.
- Tuyệt
đối tránh chất béo, chất kích thích.Không nên cho người bị đột quỵ ăn quá
no, cần thay đổi các món ăn hàng ngày.
-
Thực phẩm người bệnh tai biến mạch máu não nên ăn
5. Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não về vệ sinh.
- Giảm
nguy cơ bị nhiễm trùng, lở loét da người bệnh bằng cách giữ cho da luôn
sạch sẽ, khô thoáng, xoa bóp và di chuyển người bệnh giúp để máu được lưu
thông.
- Khi
tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho người bệnh nên làm ở phòng kín gió, sàn không
bị trơn trượt, thời gian chỉ 5 – 7 phút và dùng nước ấm.
- Việc
đại tiểu tiện đối với những bệnh nhân đột quỵ rất khó khăn, nên sử dụng tã
lót dùng 1 lần, hoặc cân nhắc dùng bô. Và quan trọng là vệ sinh sạch sẽ
sau mỗi lần người bệnh đi đại tiểu tiện để tránh bị viêm nhiễm. Nên huấn
luyện và thoả thuận với người bệnh khi muốn đi đại tiểu tiện thì có ký
hiệu thông báo để người nhà kịp thời hỗ trợ.
6. Phòng bệnh tái phát cho người bệnh tai biến mạch máu não.
Bệnh tai biến
mạch máu não có thể bị tái phát bất cứ lúc nào nên việc phòng tránh là rất quan trọng và cần thiết. Sau đây
là một số biện pháp phòng ngừa khoa học dành do bệnh nhân đã từng bị đột quỵ:
- Giữ
ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh và giữ sức khỏe khi mùa hè với áp suất
không khí bị đẩy lên cao.
- Người
bệnh có bệnh lý cao huyết áp không nên tắm quá khuya hoặc ở những nơi có
gió lùa.
- Tránh
để thần kinh rơi vào trạng thái căng thẳng, nên cố gắng ngủ đủ giấc.
- Điều
trị dứt điểm các nguyên nhân bệnh lý gây tai biến mạch máu não như: tiểu
đường, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
- Tuyệt
đối không dùng chất kích thích, rượu bia, người bệnh cũng cần hạn chế tình
trạng táo bón.
- Vận
động thể dục thể thao cần vừa sức, người bệnh không nên tập quá sức, không
mang vác hay chạy nhanh.
- Chế
độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với buổi tập phục hồi chức năng chính là yếu
tố quan trọng nhất giúp người bị đột quỵ nhanh hồi phục và tránh nguy cơ
bị tái phát.